Cá Koi là giống cá phong thủy, được nhiều gia đình ưa chuộng nuôi trong nhà. Tuy nhiên, cá Koi không hề dễ nuôi chút nào. Trong môi trường nước không đảm bảo vệ sinh, cá Koi rất dễ mắc bệnh, trong trường hợp xấu nhất có thể là bị chết. Vậy các bệnh thường gặp ở cá Koi là gì? Chắc chắn có rất nhiều bạn đều muốn biết về vấn đề này. Golandscape chia sẻ cho bạn những căn bệnh về cá Koi để bạn biết cách “xử lý” bệnh một cách nhanh chóng.

Mục lục nội dung

Trùng mỏ neo

Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở cá Koi, do một loài ký sinh trùng có tên là Lernea – Anchor Worm gây ra. Loại ký sinh trùng này thường bám chặt trên thân, đuôi cá Koi mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Trùng mỏ neo tồn tại trên thân cá Koi và thu hút nguồn dưỡng chất trong cơ thể cá và tạo ra nhiều vết thương chảy máu. Tình trạng này kéo dài, khiến cho cá Koi lười ăn, ngứa ngáy, khó chịu cả ngày. Tiếp đó là dần dần gầy yếu đi và bơi lội chậm chạp. Những vết thương này sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm cùng vi khuẩn tấn công nặng hơn.

Bệnh trùng mỏ neo là căn bệnh thường gặp ở cá Koi
Bệnh trùng mỏ neo là căn bệnh thường gặp ở cá Koi

Nếu cá Koi bạn đang gặp phải tình trạng này bạn có thể sử dụng Dimilin để điều trị bệnh. Tuy nhiên, hãy cân nhắc về việc sử dụng vì trong thuốc có chứa thành phần thuốc trừ sâu. Dùng vượt quá liều lượng sẽ có thể khiến cá bị chết. Liều lượng phù hợp cho bạn để điều trị bệnh cho cá là 1 gr/ m3.

Xem thêm:  6 mẫu sân vườn sau nhà ống tạo không gian độc đáo

>>> Xem ngay: Các tiêu chí chọn cây bóng mát bạn không thể bỏ qua.

Bệnh bong bóng ở cá Koi

Bệnh bong bóng ở cá Koi là căn bệnh tiềm ẩn, khó có thể chuẩn đoán được và không có lý do phát bệnh rõ ràng. Nó sẽ gây ra bởi các khối u, sự nhiễm trùng hay nhiễm trùng nấm. Cũng có thể nguyên nhân bệnh xảy ra từ việc rối loại lưu thông khí từ máu vào bên trong bong bóng cá.

Cá Koi khi bị mắc căn bệnh này sẽ gặp phải sự khó khăn khi bơi. Hai vây ngực sẽ phải dang rộng hơn bình thường, đặc biệt là khi bơi từ bên này sang bên kia để đớp khí. Cho đến khi cá ngừng ăn quá lâu, không có được dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể.

Bệnh bong bóng cá Koi khiến cho cá khó thở, ít ăn đi so với bình thường
Bệnh bong bóng cá Koi khiến cho cá khó thở, ít ăn đi so với bình thường

Vì căn bệnh này rất khó nhận ra nên trong quá trình nuôi cá Koi bạn cần phải chú ý theo dõi cá thường xuyên. Nếu cá gặp phải tình trạng này, bạn nên tách riêng chúng ra để nuôi trong lồng thay vì hồ cá để làm giảm áp lực.

Bệnh xù vảy do ký sinh trùng

Ký sinh trùng Dropy là nguyên nhân gây ra bệnh xù vảy thường gặp ở cá Koi. Khi cá bị mắc bệnh này, bạn thường thấy dấu hiệu mắt cá lồi ra, thân sưng lên so với bình thường. vảy bị xù lên trông giống như trái thông. Điều này, cá sẽ bị mất cân bằng trong nước, ít ăn đi và chỉ bơi gần mặt nước.

Bệnh xù vảy cá Koi do vi khuẩn Dropy gây ra
Bệnh xù vảy cá Koi do vi khuẩn Dropy gây ra

>>> Xem ngay: Thi công sân vườn.

Xem thêm:  Top 6 mẫu sân vườn khách sạn thu hút

Khi có những triệu chứng bệnh như vậy, bạn nên tách riêng việc nuôi cá Koi cùng với những cá thể khác trong hề. Có thể tiến hành tắm nước muối và sục khí nhiều hơn. Kiên trì thực hiện cho đế khi tình trạng của cá được cải thiện.

Điều thay đổi dễ nhận thấy nhất khi cá khỏi bệnh chính là tình trạng vảy xù dần dần biến mất. Cá Koi trở lại như bình thường và hoạt động bơi lỗi diễn ra hàng ngày. Vấn đề ăn uống cũng được cải thiện nhiều hơn.

Bệnh đốm đỏ

Một trong các bệnh thường gặp ở cá Koi đó chính là bệnh đốm đỏ khiến cá chán ăn, thậm chí là bỏ ăn. Màu sắc da cá chuyển sang màu sẫm và trên thân xuất hiện những nốt chấm xuất huyết đỏ, vẩy bị rụng thành mảng.

Lâu dần, các nốt chấm đỏ sẽ bị viêm, loét và xuất hiện mủ máu tạo môi trường lý tưởng cho nấm ký sinh phát triển. Căn bệnh này thường kéo dài từ 1 – 2 tuần, sau đó cá có thể chết. Vi khuẩn gây ra căn bệnh này ở cá Koi có tên là Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas. Hơn nữa, khả năng lây nhiễm rất cao.

Bệnh đốm đỏ ở cá Koi thường kéo dài 1 - 2 tuần, thậm chí có thể khiến cá bị chết
Bệnh đốm đỏ ở cá Koi thường kéo dài 1 – 2 tuần, thậm chí có thể khiến cá bị chết

Nếu trong hồ có một con cá Koi bị mắc bệnh, bạn nên tách chúng ra nuôi riêng, điều trị tích cực. Thường xuyên thay nước mới cho ao, bón vôi bột hòa vào nước té vào ao cá Koi để tăng nồng độ kiềm. Trong môi trường kiếm, vi khuẩn Aeromonass Hydrophylla hoặc Pseudomnas không thể phát triển. Từ đó, giúp bạn khắc phục bệnh đốm đỏ ở cá Koi một cách hiệu quả.

Xem thêm:  Có nên lắp dàn tưới tự động không? Lưu ý khi sử dụng dàn tưới

Ngoài ra, cá Koi còn bị nhiễm nhiều căn bệnh khác như trùng bánh xe, bệnh rận cá, đốm trắng, đốm đỏ,…. Trong trường hợp cá bị nhiễm bệnh này bạn nên tìm hướng điều trị phù hợp. Tốt nhất nên tách riêng để nuôi và điều trị để có được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời tránh việc lây lan giữa các con cá với nhau.

>>> Xem ngay: Có nên lắp dàn tưới tự động không? Lưu ý khi sử dụng dàn tưới.

Như vậy, Golandscape đã chia sẻ cho bạn biết các bệnh thường gặp ở cá Koi để bạn biết cách phòng tránh phù hợp. Hãy chú ý vệ sinh nước theo định kỳ 3 lần/ tháng đảm bảo nguồn nước sạch cho cá Koi để chúng có thể sống khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *